Gỗ rừng trồng tự nhiên có độ ẩm từ 35-45% tại thời điểm khai thác và xẻ nan thành khí. Độ ẩm cao này ảnh hưởng nhất định đến độ co ngót, nứt vỡ và là môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển, gây hại cho gỗ và sản phẩm gỗ sau thời gian sử dụng. Đối với pallet gỗ để hàng trong kho, độ ẩm tối thiểu yêu cầu thường dưới 30%, tối ưu nhất về chi phí ở mức độ ẩm 25%, đảm bảo chất lượng pallet gỗ, thùng gỗ tránh mốc và có thể chỉ cần sử dụng phương pháp phơi nắng tự nhiên 5-7 ngày là đạt độ ẩm yêu cầu.
Với hàng điện tử, hàng thực phẩm, hàng hóa là thuốc chữa bệnh…, độ ẩm yêu cầu của pallet thường dưới 20% và phải sử dụng lò sấy để rút nước từ từ khỏi gỗ nguyên liệu. Tùy thời tiết và độ ẩm không khí mà thời gian sấy gỗ có thể từ 5-7 ngày.
Đầu tư lò sấy gỗ đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư rất lâu, trong khi tận dụng phương pháp phơi nắng không đảm bảo vì quá phụ thuộc vào thời tiết, nhất là thời tiết ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao làm gỗ hút ẩm ngược lại từ môi trường xung quanh. Hiện nay phần lớn các nhà máy ở các nước phát triển thường hong phơi trước khi đưa gỗ vào sấy nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng. Đây cũng là bước tốt cần làm khi sấy loại gỗ khó sấy.
Gỗ được sấy theo một chế độ sấy nhất định. Trong quá trình gỗ được sấy, độ ẩm của gỗ ngày càng giảm, do vậy nhiệt độ và độ ẩm bên trong lò sấy cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo cho khuyết tật sinh ra trong quá trình sấy là nhỏ nhất có thể. Mỗi một loại gỗ khác nhau sẽ yêu cầu một chế độ sấy khác nhau. Chế độ sấy cũng phụ thuộc vào kích thước của gỗ được sấy.
Ưu điểm sấy gỗ
Đảm bảo chất lượng gỗ trước khi gia công, hạn chế nứt, vỡ tự nhiên.
Độ ẩm gỗ đạt yêu cầu đồng đều.
Hạn chế tối đa nấm mốc của sản phẩm, đặc biệt vào thời tiết độ ẩm cao của miền Bắc Việt Nam.
Độ ẩm gỗ thấp dưới 20% mà phơi nắng tự nhiên không thể đạt được.